NPV và IRR là hai phương pháp chiết khấu dòng tiền khi đầu tư

Khi mang tiền đi đầu tư, bạn cần phải hiểu về Net Present Value để phân tích lợi nhuận của một dự án hoặc một khoản đầu tư dự kiến đồng thời...

Khi mang tiền đi đầu tư, bạn cần phải hiểu về Net Present Value để phân tích lợi nhuận của một dự án hoặc một khoản đầu tư dự kiến đồng thời nắm được tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR.   NPV là gì NPV (Net Present Value) dịch ra tiếng Việt: Giá trị hiện tại ròng, là giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. NPV được sử dụng trong ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư để phân tích lợi nhuận của một dự án hoặc một khoản đầu tư dự kiến. Phương pháp NPV xuất phát từ ý tưởng tiền trong hiện tại có giá trị cao hơn cùng với số tiền trong tương lai vì lạm phát và thu nhập từ các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện trong một khoảng thời gian. Nói cách khác, một đồng kiếm được trong tương lai sẽ không có giá trị bằng một đồng kiếm được trong hiện tại. Công thức tính NPV NPV được tính theo công thức sau: Trong đó: * t là thời gian tính dòng tiền * n là tổng thời gian thực hiện dự án * r là tỉ lệ chiết khấu * Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t * C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án Giá trị hiện tại ròng bằng không có nghĩa là dự án hoàn trả khoản đầu tư ban đầu cộng với tỉ lệ hoàn vốn yêu cầu. Giá trị hiện tại ròng dương có nghĩa là thu nhập dự kiến đươc tạo ra bởi một dự án hoặc đầu tư vượt qua chi phí dự kiến. Một khoản đầu tư có NPV dương sẽ có lãi và khoản đầu tư có NPV âm sẽ dẫn đến lỗ ròng. Giá trị hiện tại ròng NPV là một trong hai phương pháp chiết khấu dòng tiền (Phương pháp khác là tỉ lệ hoàn vốn nội bộ IRR) được sử dụng trong so sánh đánh giá các đề xuất đầu tư nơi dòng chảy của thu nhập thay đổi theo thời gian. Vậy tỷ suất sinh lợi năm của 'phi vụ' đầu tư này là bao nhiêu: Chúng ta lên Excel lập bảng như sau: Cột A là cột thể hiện các năm. Trong tài chính, người ta đưa tiền vào cuối thời kỳ. Cột B là dòng tiền chi ra. Cột C là dòng tiền thu vào. Cột D là dòng tiền tổng = Tiền vào – tiền ra. Chúng ta sẽ có kết quả như sau:  Cuối năm 2010 (ô D2) = -4.000.000.000; Cuối năm 2011 (ô D3) = 240.000.000; Cuối năm 2012 (ô D4) = 240.000.000; Cuối năm 2013 (ô D5)= -260.000.000;  Cuối năm 2014 (ô D5) = 300.000.000; Cuối năm 2015 (ô D6) = 300.000.000; Cuối năm 2016 (ô D7) = 300.000.000; Cuối năm 2017 (ô D8) = 7.300.000; Chúng ta dùng công thức Excel IRR sẽ tính ra tỷ suất sinh lợi của dòng tiền này theo năm. Cách thực hiện như sau, vào ô Excel, đánh dấu =IRR(D2:D9) và Enter sẽ ra kết quả là 0,1216 Đổi số thập phân qua số %, sẽ là 12,16% Chúng ta kết luận Tỷ suất lợi nhuận của 'phi vụ' đầu tư trên là 12,16%/năm Xem cách tính NPV trong Dự án kinh doanh phòng trọ Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return) là tỉ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của tất cả các dòng tiền (cả dương và âm) từ một dự án cụ thể bằng không. Nói một cách khác, khoản đầu tư ban đầu sẽ bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai của khoản đầu tư đó. IRR là một số liệu được sử dụng để ước tính khả năng sinh lời của một khoản đầu tư tiềm năng. Nếu IRR lớn hơn hoặc bằng với chi phí vốn, công ty sẽ coi dự án đó là một khoản đầu tư tốt. Giả sử, tất cả dự án đều yêu cầu một khoản đầu tư bằng nhau, dự án nào có mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất và thực hiện đầu tiên. IRR đề cập đến suất thu lợi nội tại, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án nên loại trừ các yếu tố như lạm phát, hoặc các rủi ro tài chính khác nhau… Công thức tính IRR IRR được tính dựa trên cùng một công thức như NPV Công thức tính IRR Trong đó: * t là thời gian tính dòng tiền * n là tổng thời gian thực hiện dự án * r là tỉ lệ chiết khấu * Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t * C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án VÍ DỤ: ĐẦU TƯ MUA, CHO THUÊ NHÀ Cuối năm 2010, anh B mua nhà nhà 4 tỷ. B cho thuê mỗi năm được 240 triệu. Cho thuê đến hết năm thứ 2013, anh B đầu tư nâng cấp nội thất 500 triệu. sau đó cho thuê mỗi năm được 300 triệu. Đến cuối năm thứ 2017, B không cho thuê nữa, và bán nhà được 7 tỷ. Hạn chế của IRR Mặc dù IRR là một số liệu rất phổ biến trong việc ước tính lợi nhuận của dự án, nó có thể gây hiểu nhầm nếu sử dụng một mình. Tùy thuộc vào chi phí đầu tư ban đầu, một dự án có thể có tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) thấp nhưng có giá trị hiện tại ròng (NPV) cao. Một vấn đề khác khi sử dụng IRR để so sánh các dự án có thời gian khác nhau. Ví dụ, một dự án có thời gian ngắn có thể có IRR cao, làm cho nó có vẻ là một khoản đầu tư tuyệt vời, nhưng cũng có thể có NPV thấp. Ngược lại, một dự án dài hơn có thể có IRR thấp, thu được lợi nhuận chậm và ổn định, nhưng có thể thêm một khoản giá trị cho công ty theo thời gian. Một điểm rất quan trọng khác về tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là giả định tất cả các dòng tiền dương của dự án sẽ được tái đầu tư với cùng tỷ lệ với dự án , thay vì chi phí vốn của công ty. Do đó, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ có thể không phản ánh chính xác lợi nhuận và chi phí của một dự án. http://dlvr.it/S57qmL http://dlvr.it/S5C3fN
http://dlvr.it/S5C41H

COMMENTS

Tên

bds-quan-7,970,da-tham-dinh,2,hem-xe-hoi,1,nha-duoi-10-ty,62,nha-duoi-15-ty,19,nha-duoi-20-ty,2,nha-duoi-3-ty,1,nha-duoi-30-ty,1,nha-duoi-35-ty,3,nha-duoi-5-ty,43,nha-duoi-7-ty,2,pho-wall-saigon,1,phong-cho-thue-quan-7,1,tin-tuc,972,trung-tam-tai-chinh-quoc-te,1,
ltr
item
Tin Quận 7: NPV và IRR là hai phương pháp chiết khấu dòng tiền khi đầu tư
NPV và IRR là hai phương pháp chiết khấu dòng tiền khi đầu tư
https://1.bp.blogspot.com/-Wc8Ycr5gBdg/X71Jqv8hssI/AAAAAAAAAdg/WcvfgSlVzYQFU-r5bDEjn8_M-HWzlSJsACPcBGAsYHg/w360-h640/img_0463.jpg
https://1.bp.blogspot.com/-Wc8Ycr5gBdg/X71Jqv8hssI/AAAAAAAAAdg/WcvfgSlVzYQFU-r5bDEjn8_M-HWzlSJsACPcBGAsYHg/s72-w360-c-h640/img_0463.jpg
Tin Quận 7
https://www.quan7.net/2021/08/npv-va-irr-la-hai-phuong-phap-chiet_7.html
https://www.quan7.net/
https://www.quan7.net/
https://www.quan7.net/2021/08/npv-va-irr-la-hai-phuong-phap-chiet_7.html
true
17789784015199353
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content